Cách Thiết Kế Ánh Sáng Trong Nhà Hợp Lý, Đẹp Ấn Tượng.

Ánh sáng trong thiết kế nội thất, không gian nhà ở là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đặc biệt khi trời tối mà còn có tác dụng về mặt trang trí không gian theo mục đích của mỗi người.

Nếu bạn đang mong muốn thiết kế nhà lấy ánh sáng tự nhiên kết hợp hài hòa với thiết kế ánh sáng nhân tạo, chọn loại ánh sáng nào tốt nhất cho mắt, tiết kiệm năng lượng, tiện sinh hoạt thì đừng bỏ qua bài viết về những lưu ý trong cách bố trí thiết kế ánh sáng trong nhà cụ thể dưới đây:

Những cách thiết kế chiếu sáng, lấy sáng cho không gian nhà ở đẹp và khoa học

Những cách thiết kế chiếu sáng, lấy sáng cho không gian nhà ở đẹp và khoa học

Contents

Các loại ánh sáng trong thiết kế nội thất

Việc lựa chọn thiết kế chiếu ánh sáng, tính toán chiếu sáng trong nhà sẽ dựa vào việc phân loại các loại ánh sáng trong thiết kế ánh sáng nội thất giúp mang lại không gian kiến trúc đẹp với nhiều loại ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng đèn tươi tắn, ấm áp, trầm… và tiện nghi nhất nhất cho từng loại không gian cụ thể: lấy sáng, thiết kế chiếu sáng nhà ống, nhà phố, biệt thự, spa nhà ở, cửa hàng, nhà hàng, nhà thi đấu, nhà xưởng, hội trường, thiết kế chiếu sáng sân cầu lông trong nhà,…

Phân theo mục đích

Cách thiết kế ánh sáng là gì chịu tác động của 3 loại ánh sáng sau:

– Loại 1: Ánh sáng tổng thể

Ánh sáng tổng thể trong thiết kế chiếu sáng nhà là cấp độ ánh sáng đầu tiên bao phủ toàn bộ không gian với các loại đèn và ánh sáng tự nhiên để tạo và thay đổi không gian bằng hiệu ứng ánh sáng, nổi bật những điểm cụ thể trong thiết kế nội thất.

  • Các loại đèn gồm: đèn chùm, đèn treo tường hướng lên trên, đền trần hướng xuống dưới.
  • Ánh sáng vào nhà tự nhiên, tận dụng ánh sáng mặt trời như: Cách lấy ánh sáng từ mái nhà, mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà hay bố trí lấy sáng từ các ô thoáng, cửa sổ… theo các hướng có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Trong thiết kế sẽ ưu tiên thiết kế chiếu sáng tự nhiên sau đó mới đến việc thiết kế điện chiếu sáng nhà ở.

Thiết kế ánh sáng tổng thể khoa học và đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ

Thiết kế ánh sáng tổng thể khoa học và đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ

– Loại 2: Ánh sáng tập trung

Ánh sáng tập trung hay còn gọi là ánh sáng chức năng là loại ánh sáng sử dụng cho từng không gian riêng biệt phục vụ cho nhu cầu khác nhau trong sinh hoạt như: thiết kế chiếu sáng phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, nhà ăn, hành lang, cầu thang hay phòng học, làm việc…

Các loại ánh sáng chức năng này gồm có nhiều loại như: đèn sàn, đèn máng, đèn đường, đèn học, đèn cho spa, bố trí ánh sáng chụp ảnh, thiết kế đèn chiếu sáng nhà xưởng, nhà thi đấu, phòng triển lãm trưng bày tranh…

Mục đích của loại đèn chiếu sáng tập trung này là làm giảm khoảng rộng chiếu sáng của ánh sáng tổng thể và giúp người dùng tập chung vào các phòng chức năng được thiết kế chiếu sáng khu vực riêng, đáp ứng tốt hơn cho từng mục đích.

Ánh sáng tập trung cho khu vực chức năng tiện sinh hoạt và đẹp mắt

Ánh sáng tập trung cho khu vực chức năng tiện sinh hoạt và đẹp mắt

– Loại 3: Ánh sáng trọng tâm

Đối với loại ánh sáng trọng tâm này có ý nghĩa về thẩm mỹ, trang trí nhiều hơn so với chức năng chiếu sáng. Chính vì vậy loại ánh sáng này thường có cường độ ánh sáng khá nhẹ so với ánh sáng tập trung nhưng có thể làm nổi bật, tạo điểm nhấn cho không gian phòng. Các loại đèn chiếu sáng trọng tâm thường là đèn trang trí như: đèn treo tường, đèn máng hay các loại đèn có chức năng trang trí khác với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau.

Không gian đẹp hơn với những bố trí đèn chiếu sáng tập trung

Không gian đẹp hơn với những bố trí đèn chiếu sáng tập trung

Phân theo nguồn chiếu sáng

Ánh sáng tự nhiên: nguồn gốc là từ ánh sáng mặt trời ở môi trường bên ngoài chiếu vào giúp không gian sinh động, thoáng và đầy sức sống, tiết kiệm năng lượng. Vì vậy việc thiết kế nhà lấy ánh sáng tự nhiên sẽ cần phải tính toán kỹ về hướng nhận ánh sáng nhằm có những sắp xếp và bố cục nội thất phù hợp.

Ánh sáng nhân tạo: là loại ánh sáng được tạo nên bởi chính con người có thể từ các loại đèn điện, đèn năng lượng mặt trời, pin, nến… có khả năng tăng ánh sáng cho không gian nhưng không phải từ mặt trời.

Hiện nay thường sử dụng ánh sáng tự nhiên ngoài chức năng chiếu sáng còn là chức năng trang trí cho không gian thêm sáng như: đèn âm trần, âm tường, với các loại bóng khác nhau từ bóng tròn dây tóc, halogen, neon, compact để có một không gian ánh sáng phù hợp với nhu cầu theo từng khu vực và không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Cách lấy ánh sáng từ mái nhà thêm ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm năng lượng

Cách lấy ánh sáng từ mái nhà thêm ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm năng lượng

Phân theo tính chất ánh sáng

Theo tính chất, ánh sáng được phân thành:

  • Ánh sáng trực tiếp: là loại ánh sáng mang lại hiệu quả công năng trong sinh hoạt tốt nhất, dễ nhìn thấy nhưng kém về thẩm mỹ và cần kỹ lưỡng trong việc bố trí không gian.
  • Ánh sáng gián tiếp: là lựa chọn trong thiết kế chiếu sáng trong nhà giúp bố trí không gian nội thất như ý muốn, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ tốt hơn so với ánh sáng trực tiếp nhưng ít tiết kiệm về năng lượng, thiếu cân bằng năng lượng trong và ngoài nhà.

Nhìn chung trong thiết kế chiếu sáng nội thất bên cạnh việc có thể mang lại nguồn sáng cho sinh hoạt thì ánh sáng nhà đẹp, thẩm mỹ cũng là yếu tố không thể bỏ qua.

Những sai lầm trong thiết kế ánh sáng nội thất nhà ở

Thiết kế lấy ánh sáng cho nhà ở dù tự nhiên hay nhân tạo, sử dụng cảm biến ánh sáng nhà thông minh trong nhiều không gian khác nhau cũng cần nắm rõ các nguyên tắc nhất định. Chính vì vậy, việc bố trí ánh sáng cần tránh mắc phải những sai lầm sau đây:

Dùng quá nhiều đèn âm trần

Với nhiều người thiết kế không chuyên vẫn thường quá tham các loại đèn âm trần và lắp đặt dày đặc thay cho loại ánh sáng tổng thể, trở thành nguồn chính lấy ánh sáng chính cho không gian.

Nhưng thực tế loại đèn này về bản chất chỉ hắt ánh sáng lên trên hoặc xuống dưới nên ánh sáng tỏa đều cho không gian khá ít, khiến cho không gian đôi lúc không nhận được nguồn ánh sáng cần thiết mà lãng phí nhiều điện năng không cần thiết. Vì vậy chỉ nên sử dụng đèn âm trần vừa phải với chức năng trang trí tổng thể là tốt nhất.

Loại bỏ ánh sáng chức năng khỏi nhà bếp

Việc không bố trí các loại đèn chiếu sáng tập trung trong nhà bếp là một sai lầm thường gặp. Điều này không chỉ khiến cho không gian thiếu đi những vị trí chiếu sáng cần thiết cho sinh hoạt mà không gian không có được điểm nhấn tốt nhất.

Vì vậy có thể bố trí ánh sáng phòng bếp bằng cách lắp các loại đèn chiếu sáng cho nhà bếp có tính chiếu sáng chức năng tại tủ bếp, trên bếp để có ánh sáng đủ cho việc nấu nướng.

Một số sai lầm cần tránh trong thiết kế chiếu sáng trong nhà ở

Một số sai lầm cần tránh trong thiết kế chiếu sáng trong nhà ở

Bố trí đèn nhà vệ sinh chiếu xuống gương soi

Cách bố trí lấy sáng trong nhà vệ sinh này vô tình tạo ra ánh sáng quá bóng giảm khả năng quan sát, tính chân thực của hình ảnh.

  • Đối với vị trí gương nên lắp đèn tường bên cạnh gương để giảm thiếu bóng và đảm bảo có được nguồn ánh sáng đầy đủ nhất xung quanh giúp sinh hoạt của bạn đảm bảo tốt nhất, đặc biệt cho việc trang điểm và cũng có tính thẩm mỹ cao hơn.
  • Đối với lấy ánh sáng cho nhà vệ sinh nên bố trí ánh sáng chiếu từ nhiều phí vào phần bồn rửa, những loại đèn chiếu sáng trên trần chỉ có các dụng nổi bật khu vực ngay phía dưới nên bố trí phía trên bồn rửa là hợp lý.

Lựa chọn đèn chiếu sáng sai tính năng

Bên cạnh việc thiết kế đặt vị trí đèn chiếu sáng sai thì việc chọn đèn có tính năng không phù hợp cũng khiến cho bạn gặp phải một số vấn đề. Những loại đèn sợi đốt hay bóng halogen không có tính năng chỉnh sáng tối sẽ tốn năng lượng, tăng nhiệt lượng phòng và tất nhiên khó có thể điều chỉnh theo ý muốn.

Sai lầm trong cách dẫn ánh sáng vào nhà

  • Thiết kế nhà lấy ánh sáng tự nhiên quá gần bếp nấu: Ánh sáng tự nhiên trong không gian bếp, phòng ăn là tốt nhưng nếu nguồn sáng quá gần bếp nấu lại thực sự không tốt.
  • Phòng làm việc thiết kế thiếu ánh sáng tự nhiên: Đối với văn phòng, phòng học, làm việc nếu thiếu ánh sáng tự nhiên nó sẽ khiến không gian bí bức và đặc biệt là giảm năng suất, cảm hướng làm việc. Vì thế, việc thiết kế chiếu sáng phòng làm việc sẽ cần phải có đủ ánh sáng nhân tạo và gần nhất với tính chất ánh sáng tự nhiên gần mặt trời nếu không thể lấy được nguồn ánh sáng tự nhiên vào nhà.
  • Thiết kế nhà tràn ngập ánh sáng cho không gian trưng bày: Đây là một sai lầm khi mà một không gian trưng bày có quá nhiều ánh sáng tự nhiên bởi tia UV có thể gây hại, ảnh hưởng đến những tác phẩm nghệ thuật.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà chuẩn khoa học và đẹp

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà chuẩn khoa học và đẹp

Nguyên tắc thiết kế, cách bố trí ánh sáng trong nhà ở

Thiết kế chiếu sáng trong nhà và ngoài trời

Nguyên tắc thiết kế lấy sáng cho không gian là một trong các bước thiết kế chiếu sáng cần nắm rõ. Dưới đây là một số những nguyên tắc thiết kế chiếu sáng cần nắm rõ:

– Chọn đèn chiếu sáng phù hợp chức năng và tiết kiệm năng lượng

Đèn chiếu sáng phù hợp với yêu cầu chiếu sáng và có chất lượng tốt, số lượng đầy đủ. Hiện nay có 3 loại đèn chiếu sáng phổ biến đó là: đèn sợi đốt, huỳnh quang và led mỗi loại có đặc trưng riêng như:

  • Đèn sợi đốt thông thường hay halogen có màu ấm nhưng tỏa nhiệt lớn, tuổi thọ thấp nên thường sử dụng ở những vị trí công năng đặc biệt.
  • Đèn huỳnh quang có ánh sáng mát, ít tỏa nhiệt, tuổi thọ cao nên thường được sử dụng trong thiết kế chiếu sáng văn phòng, nhà xưởng.
  • Led phong phú, tiết kiệm năng lượng, đa dạng màu sắc, tuổi thọ bền và có thể sử dụng chiếu sáng được trong nhiều loại không gian, thích hợp trang trí nghệ thuật.

Lấy ánh sáng trong nhà ở hợp lý, tiết kiệm năng lượng

Lấy ánh sáng trong nhà ở hợp lý, tiết kiệm năng lượng

– Đảm bảo thiết kế tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà

Ánh sáng màu nào tốt cho mắt? Tiêu chuẩn ánh sáng phòng làm việc, phòng ngủ, phòng khách… sẽ có yêu cầu khác nhau. Tiêu chuẩn ánh sáng dưới đây tính theo Lux (ký hiệu: lx) là đơn vị đo độ rọi trong đo lượng quốc tế và nó được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Ví dụ: Ánh sáng mặt trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 lux tới 100.000 lux, nếu ánh sáng ngoài trời thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn cũng có độ rọi khoảng 400 lux.

  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng khách,: Độ sáng 400 lux
  • Trường quay truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lux
  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng ngủ: Độ sáng 100 lux – Phòng bếp: Độ sáng 600 lux
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng làm việc, trong phòng học: Độ sáng 700 lux
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng cho phòng tắm: Độ sáng  400 lux –
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng sân vườn: Độ sáng 100 lux

Chọn đèn chiếu sáng có tiêu chuẩn ánh sáng thích hợp

Chọn đèn chiếu sáng có tiêu chuẩn ánh sáng thích hợp

Ngoài ra cần lưu ý:

  • Tính toán số lượng đèn hợp lý và lựa chọn lượng đèn chiếu sáng chức năng phù hợp
  • Sử dụng đèn chiếu sáng đúng mục đích, ưu tiên các thiết kế có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên và có thể điều chỉnh giảm thiểu ánh sáng
  • Ưu tiên thiết kế đèn điện chiếu sáng trong nhà phục vụ cho một công việc cụ thể thay vì chiếu sáng tổng thể.
  • Tối ưu lựa chọn các thiết bị chiếu sáng căn hộ, nhà ở có tính năng tiết kiệm năng lượng và có thể điều khiển tự động, cảm ứng bật tắt.

Thiết kế ánh sáng theo không gian chức năng

Thiết kế chiếu sáng phòng khách

Bố trí ánh sáng phòng khách có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa chính, giếng trời hoặc đèn chiếu sáng phòng khách giúp cho không gian sinh hoạt tiền nghi và đẹp. Để thiết kế ánh sáng phòng khách cần ghi nhớ:

– Lựa chọn ưu tiên lấy ánh sáng từ mái nhà

  • Bố trí giếng trời đối với không gian nhà đất không có ánh sáng nhà ống, nhà phố bị hạn chế lấy ánh sáng từ các mặt bên.
  • Lấy ánh sáng từ mái nhà bằng thiết kế cửa sổ cho tầng áp mái, tầng lửng.
  • Cách lấy sáng từ mái nhà bằng các ô kính nhựa thông minh áp dụng đối với nhà cấp 4, nhà mái bằng, lấy ánh sáng nhà ống 1 tầng

Lựa chọn ưu tiên lấy ánh sáng từ mái nhà

Lựa chọn ưu tiên lấy ánh sáng từ mái nhà

– Bố trí ánh sáng phòng khách với đèn chiếu sáng:

Phòng khách nên dùng ánh sáng màu gì sẽ phụ thuộc vào màu sơn tường nên khi chọn bố trí đèn chiếu sáng cho phòng khách nên chọn sao cho có thể làm nổi bật màu sơn tường theo đặc trưng mối quan hệ của ánh sáng và màu sơn tường như sau:

  • Đèn màu sáng trắng: giữ nguyên màu sơn tường
  • Đèn màu vàng: màu sơn tường vàng nhạt hơn, màu xanh lá sẽ đậm hơn, nếu là màu sơn tường hồng thì có thêm sắc đỏ, màu sơn tường trắng kem sẽ có thêm ánh vàng.
  • Đèn có ánh sáng hơi xanh: màu sơn tường sẽ chuyển sang tông lạnh và xỉn tối màu hơn.

Cách bố trí ánh sáng trong phòng khách nên sử dụng đèn để tạo điểm nhấn cho phòng khách và có thể giúp cho phòng khách nhiều ánh sáng: đèn soi chiếu ánh sáng vào tranh, ánh sáng nội thất phòng khách…

Thiết kế chiếu sáng cho phòng khác với đèn trần và chùm ấn tượng

Thiết kế chiếu sáng cho phòng khác với đèn trần và chùm ấn tượng

  • Trường hợp phòng khách nhỏ hẹp có thể thiết kế ánh sáng phòng khách đẹp hơn nhờ vào việc tập trung xử lý chiếu sáng 1 bức tường của phòng khách và sử dụng các loại đèn âm trần.
  • Để tăng ánh sáng cho phòng khách nên lưu ý bố trí khoảng cách các bóng đèn đến tường bằng nhau.

Phòng khách đẹp, sang trọng với cách thiết kế chiếu sáng đèn âm tường

Phòng khách đẹp, sang trọng với cách thiết kế chiếu sáng đèn âm tường

Về cơ bản cách bố trí ánh sáng phòng khách nên tạo nhiều điểm sáng theo nhu cầu nhưng không nên thắp ánh sáng quanh tivi, gương, kính và cần ưu tiên ánh sáng tự nhiên, sử dụng đèn chùm để không gian thêm ấm cúng, tạo điểm nhấn.

Thiết kế chiếu sáng hành lang, cầu thang

Thiết kế chiếu sáng hành lang, cầu thang, khu vực tiền sảnh hay nhà để xe nên lưu ý sử dụng các loại ánh sáng gián tiếp là tốt nhất. Với các lối đi hành lang, có thể sử dụng đèn chiếu sáng sâu trong tường, đèn vách để tạo cảm giác ấm cúng, xóa bỏ sự heo hút.

Thiết kế chiếu sáng đèn hành lang, cầu thang độc đáo và tiện ích

Thiết kế chiếu sáng đèn hành lang, cầu thang độc đáo và tiện ích

Thiết kế ánh sáng cầu thang thì nên dùng đèn áp trần để chiếu thẳng hoặc có thể dụng đèn vách để tăng độ uốn lượn, xinh đẹp cho cầu thang.

Mẫu thiết kế đèn cầu thang cho không gian thêm sang và lộng lẫy

Mẫu thiết kế đèn cầu thang cho không gian thêm sang và lộng lẫy

Thiết kế ánh sáng phòng ngủ

Đối với ánh sáng trong phòng ngủ sẽ yêu cầu trong việc chọn màu ánh sáng, loại đèn chiếu sáng phòng ngủ hay bố trí các vị trí lấy sáng phòng ngủ tự nhiên tránh quá phòng ngủ tràn ngập ánh sáng hoặc phòng ngủ không có ánh sáng tự nhiên.

Không gian phòng ngủ ấm áp với sự kết hợp của đèn và lấy sáng tự nhiên

Không gian phòng ngủ ấm áp với sự kết hợp của đèn và lấy sáng tự nhiên

Ngoài việc thiết kế bố trí cửa lấy sáng thì nếu sử dụng đèn chiếu sáng thì nên chọn ánh sáng phòng ngủ nên đảm bảo tiêu chuẩn và có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng, có không gian sinh hoạt riêng tư ngay cả khi thức và ngủ nghỉ.

Thiết kế lấy ánh sáng cho phòng ngủ cần linh hoạt cho nhu cầu ngủ nghỉ

Thiết kế lấy ánh sáng cho phòng ngủ cần linh hoạt cho nhu cầu ngủ nghỉ

Đèn phòng ngủ nên sử dụng các màu dễ chịu, tạo sự ấm cúng và thoải mái trong việc nghỉ ngơi. Nếu phòng ngủ kèm phòng học, làm việc thì nên chú ý lắp đặt các loại đèn chức năng cho vị trí bàn học. Hoặc cũng có thể dùng bóng đầu giường để khi muốn đọc sách nhưng nên tránh cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến người khác. Đèn cũng nên có tính năng xoay và điều chỉnh được các mức ánh sáng theo tiêu chuẩn đọc sách hay ngủ nhé.

Bố trí thiết kế chiếu sáng cho phòng ngủ đẹp, ấm cúng

Bố trí thiết kế chiếu sáng cho phòng ngủ đẹp, ấm cúng

Lưu ý đến việc bố trí thiết kế ánh sáng phòng ngủ cho trẻ sơ sinh, trẻ em cần có độ sáng thấp, tránh phòng ngủ nhiều ánh sáng quá mức khiến cho không gian quá sáng hay chiếu trực tiếp và khu vực giường, cũi nghỉ ngơi gây ảnh hưởng tới mắt và giấc ngủ của trẻ. Nên sử dụng đèn có màu ấm và không chói thẳng vào mắt trẻ để đảm bảo ánh sáng phòng ngủ trẻ sơ sinh vừa phải, dịu êm, tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt và thoải mái trong giấc ngủ.

Bố trí thiết kế ánh sáng phòng bếp, phòng ăn

Ánh sáng nhà bếp cần được thiết kế chu đáo bởi nó là nơi hội tụ các nhu cầu sinh hoạt ăn uống của cả gia đình.  Việc lấy ánh sáng cho nhà bếp có thể ưu tiên ánh sáng tự nhiên nhưng cũng cần có các bố trí ánh sáng phòng bếp bằng đèn điện khi không có ánh mặt trời.

Thiết kế chiếu sáng nhà bếp bằng ánh sáng tự nhiên kết hợp đèn

Thiết kế chiếu sáng nhà bếp bằng ánh sáng tự nhiên kết hợp đèn

Vị trí bố trí ánh sáng phòng bếp hiện đại thường có tủ bếp không gắn sát sàn Vì vậy có thể bố trí ánh sáng phòng bếp ở dưới chân bếp. Thêm vào đó, không gian phòng ăn cần được đảo bảo tiêu chuẩn ánh sáng vừa phải và lắp đặt đèn có thể điều chỉnh hắt lên xuống khi cần.

Mẫu thiết kế đèn chiếu sáng phòng bếp tinh tế, sang trọng

Ánh sáng nhà bếp khuyên chọn nên có màu vàng, cảm giúp cho việc tăng vị giác của mọi người trong bữa ăn hơn.

Cách bố trí màu đèn chiếu sáng cho nhà bếp, phòng ăn tăng vị giác

Cách bố trí màu đèn chiếu sáng cho nhà bếp, phòng ăn tăng vị giác

Thiết kế chiếu sáng cho phòng học, phòng làm việc

Thiết kế chiếu sáng phòng học, phòng làm việc ngoài tận dụng ánh sáng từ các cửa sổ để lấy sáng tự nhiên nhưng thường khá chói nên đa phần là sử dụng các loại ánh sáng nhân tạo. Thiết kế ánh sáng trong phòng học, phòng làm việc hay tại các thư viện nên lưu ý lắp đặt ánh sáng chiếu từ phía bên cạnh, cách chỗ ngồi làm việc 60 cm. Thiết kế chiếu sáng cho 1 phòng học nên có luồng ánh sáng thuận tay viết và cầm sách tránh tạo nên các bóng khiến gây khó khăn cho việc học.

Cách bố trí với thiết kế chiếu sáng cho phòng làm việc tăng hiệu suất làm việc

Cách bố trí với thiết kế chiếu sáng cho phòng làm việc tăng hiệu suất làm việc

Chọn màu ánh sáng đèn khi thiết kế chiếu sáng cho một phòng học cũng là vấn đề cần lưu ý sao cho đảm bảo về hiệu ứng sáng sáng, tăng sức sáng tạo nhưng không ảnh hưởng tới khả năng quan sát của người dùng. Nếu sử dụng đèn có chức năng trang trí với hiệu ứng ánh sáng chỉ nên dùng trong các quán spa, quầy lễ tân hoặc trang trí một góc tường để dành cho nơi thư giãn.

Đồng thời lưu đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng phòng học, phòng làm việc để bảo vệ đôi mắt và giúp tăng hiệu quả, sáng tạo hơn khi sử dụng không gian này.

Mẫu phòng làm việc với bố trí chiếu sáng hợp lý, đẹp

Mẫu phòng làm việc với bố trí chiếu sáng hợp lý, đẹp

Cách lấy ánh sáng cho nhà vệ sinh

Phòng vệ sinh, phòng tắm là nơi thường xuyên được sử dụng trong không gian nhà ở nhưng lại thường ít được chăm chút, bố trí ở những nơi mang tính chất tận dụng, ít lấy được ánh sáng tự nhiên, ẩm thấp. Do đó, nếu bạn muốn thiết lập một không gian phòng tắm, vệ sinh thoải mái đừng quên cách tạo ánh sáng nhà vệ sinh đẹp và tiện dụng.

Nên ưu tiên ánh sáng phòng vệ sinh, phòng tắm có màu trắng bao gồm là ánh sáng mặt trời tự nhiên và bố trí đèn phòng tắm màu trắng.

Lấy ánh sáng cho nhà vệ sinh, phòng tắm hiệu quả

Lấy ánh sáng cho nhà vệ sinh, phòng tắm hiệu quả

Nên chọn kiểu đèn phù hợp và bố trí cả 2 bên không cao quá so với phần gương soi và tránh bố trí đèn rọi từ đầu xuống gương. Bố trí đèn nhà vệ sinh cũng nên lưu ý đặt ở vị trí ngang tầm mắt khi bạn ngồi vào bàn trang điểm hoặc cao hơn sàn nhà từ 1,5m đến hơn 1,6m, dao động tùy theo vị trí cũng như kích cỡ của gương soi. Công suất đèn chiếu sáng nhà vệ sinh ít nhất là 150w.

  • Nếu có bồn tắm nhỏ, có vách ngăn kính thì nên sử dụng chung đèn với khu vực vệ sinh và lắp đặt cố định trên trần nhà là tốt nhất.
  • Nếu thích trang trí phòng tắm có thể chọn đèn có điện áp thấp, nhỏ gọn hay yêu cầu cường độ chiếu sáng lớn thì nên chọn đèn halogen nhưng lưu ý đến khả năng tỏa nhiệt. Hoặc có thể sử dụng đèn chiếu sáng trang trí vào 1 khu vực nhất định của phòng tắm, nhà vệ sinh giúp tăng tính thẩm mỹ.
  • Kiểu đèn âm trần cũng rất hợp với nhà vệ sinh thiếu ánh sáng tự nhiên, cần sự kín đáo, không có cửa sổ, không gian mở thông với bên ngoài.

Chọn đèn phù hợp với không gian phòng tắm, vệ sinh

Chọn đèn phù hợp với không gian phòng tắm, vệ sinh

Thiết kế chiếu sáng sân vườn

Thiết kế chiếu sáng sân vườn cũng mang 2 chức năng đó là sinh hoạt thuận tiện và thẩm mỹ nhưng thiên về chức năng thẩm mỹ hơn. Việc bố trí ánh sáng sân vườn sẽ cần thuận thủ các bước thiết kế chiếu sáng sau:

Đánh giá tổng quan khu vườn khi thiết kế: Nên chia khu vường thành từng phần hoa, thảm cỏ, lối đi, tường, sảnh, cây bụi, cây cổ thụ, cầu thang, tường xung quanh, đồ dùng trang trí sân vườn… và mỗi phần sẽ có yêu cầu thiết kế khác nhau, tác động đến việc sử dụng các kỹ thuật chiếu sáng cũng như lựa chọn các phụ kiện. Với mỗi vị trí sẽ có cách bố trí ánh sáng sân khấu cho khu vườn độc đáo, đẹp hơn.

Ánh đèn từ bụi cậy giúp không gian sân vườn có ánh sáng đẹp lung linh hơn

Ánh đèn từ bụi cậy giúp không gian sân vườn có ánh sáng đẹp lung linh hơn

Thiết kế ánh sáng sân vườn sẽ là thử thách trong việc lựa chọn các loại đèn từ cắm đất, chiếu trên xuống, độ bền, màu ánh sáng, cường độ tiêu chuẩn ánh sáng, thiết lập nhanh và dễ sử dụng để tạo nên không gian đẹp, ưng ý, tiện đi lại nhất.

Mẫu thiết kế chiếu sáng sân vườn đơn giản mà đẹp

Mẫu thiết kế chiếu sáng sân vườn đơn giản mà đẹp

Chọn nguồn điện: Nguồn tiện trong trang trí ánh sáng sân vườn sẽ cần đảm bảo phù hợp với từng thiết bị, tiết kiệm năng lượng (pin, điện, năng lượng mặt trời…) và tính an toàn.

Hiện nay ngoài việc có thể tự thiết kế ánh sáng cho không gian nhà ống, nhà phố… Thì bạn có thể lựa chọn đến các đơn vị thiết kế với khả năng tạo nên không gian đẹp, hợp lý, tiết kiệm năng lượng với công nghệ sử dụng các phần mềm thiết kế chiếu sáng dialux 4.9, evo… giúp có thể tạo nên các tác phẩm thiết kế chiếu sáng bằng dialux đường phố, trong nhà chuẩn nhất và có thể xem xét trước khi thi công thực tế.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý giúp bạn có được những thiết kế ánh sáng, cách lấy sáng trong nhà ngoài trời không những đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng mà còn đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ cho không gian sống, học tập, làm việc từ nhà ở biệt thự, nhà ống, nhà phố tới nhà xưởng, cửa hàng, spa, nhà hàng, nhà thi đấu, nhà xưởng, hội trường.

Nguồn: Sưu tầm.